Ban liên lạc các nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ 1

Nguyễn Văn Xuân
Trưởng ban
Lê Minh Tính
Phó Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban

----------

Nhiệm kỳ 2
(1998-2005)

Lê Minh Tính
Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban
Hoàng Ngọc Khanh
Phó Trưởng ban
Lê Văn Minh
Ủy viên
Nguyễn Hưu Thuấn
Ủy viên
Trần Quốc Thức
Ủy viên
Hoàng Phụng
Ủy viên

----------

Nhiệm kỳ 3

Hoàng Ngọc Khanh
Trưởng ban
Lê Văn Minh
Phó Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban
Nguyễn Văn Xuân
Ủy viên
Trần QUốc Thức
Ủy viên
Lê Đình Thà
Ủy viên
Lê Minh Tính
Ủy viên

Chính sách

Liên kết nhóm, hỗ trợ người nghèo vùng cao

Liên kết nhóm, hỗ trợ người nghèo vùng cao
Ngày cập nhật 17/11/2014 10:43
(TTH) - Ý tưởng thực hiện liên kết giữa các hộ nghèo và hộ khá, có kinh nghiệm sản xuất để hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và cùng có lợi là giải pháp hay để thực hiện phương châm “từ nông dân đến nông dân” trong sản xuất nông nghiệp.

Ý tưởng này đã đề xuất phản ảnh và được Trung ương ghi nhận trong những dịp đến kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng dân tộc miền núi. Tuy nhiên, mãi đến khi triển khai chương trình 135 giai đoạn III, mới được pháp quy hóa bởi Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18-11-2013 của Ủy ban Dân tộc -Bộ Nông nghiệp &PTNT - Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện chương trình 135.

Nhóm nghèo liên kết kinh doanh máy tuốt lúa ở A Lưới

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt việc liên kết nhóm hộ, giữa hộ nghèo, cận nghèo và hộ khác trong việc tổ chức thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135. Ở Thừa Thiên Huế, hiện có 14 xã và 19 thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, biên giới. Có 2.732 hộ nghèo và 1.283 hộ cận nghèo đang được thụ hưởng chương trình 135. Mỗi năm Nhà nước đầu tư cho mỗi xã 450 triệu đồng và mỗi thôn 120 triệu đồng (được tính kể từ năm 2015, cao hơn 1,5 lần so với năm 2014) để hỗ trợ phát triển sản xuất; với nguồn đầu tư 8,58 tỷ đồng/ năm, Tính từ năm 2015 đến năm 2020, tổng nguồn đầu tư là 51,48 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ nghèo này còn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo để mua giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, muối i ốt,... Mỗi nhân khẩu hộ nghèo được hỗ trợ 100.000 đồng/năm). Ngoài ra được vay 8 triệu đồng/hộ với lãi suất rất thấp để phát triển sản xuất theo Quyết định 54/2012/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ nếu thuộc diện hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn,... Đây quả là một nguồn lực lớn, nếu sử dụng hợp lý, có hiệu quả sẽ góp phần quyết định đến nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững cho đại đa số các hộ nghèo và cận nghèo đang được thụ hưởng chương trình 135.

Để có thể thực hiện tốt giải pháp liên kết nhóm hộ nhằm thực hiện có hiệu quả hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo nói trên cần lưu ý những nguyên tắc về chọn hộ, bảo đảm các hộ tham gia nhóm phải thật sự tự nguyện, dân chủ bàn bạc; hộ khác tham gia vào nhóm liên kết chiếm tỷ lệ không quá 20%, như vậy cứ 5 hộ tham gia nhóm có 4 hộ nghèo, cận nghèo và chỉ có 1 hộ khác. Việc hình thành nhóm hộ cần chú ý chọn những hộ có đất sản xuất liền kề hoặc ở cùng thôn, xóm. Việc hướng dẫn chọn lựa hộ khác phải chú ý hộ có uy tín, có kiến thức kinh nghiệm sản xuất và có điều kiện vốn để cùng tham gia sản xuất; có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trong nhóm vươn lên thoát nghèo.

Trong điều kiện các xã, thôn đặc biệt khó khăn hầu hết hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, vì vậy nên chọn những hộ có điều kiện kinh tế khá trong cùng họ tộc, hộ cán bộ trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn.

Có thể phân công mỗi hộ cán bộ ở cùng thôn, xóm hoặc có đất sản xuất gần với các nhóm hộ nghèo, cận nghèo để tham gia nhóm. Nhóm có thể hình thành theo loại hình sản xuất cho phù hợp như trồng rừng, chăn nuôi bò, dê hay chế biến nông lâm sản. Nhóm có thể có 5 - 10 hộ hoặc nhiều hơn tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đặc biệt chú ý đến vai trò của phụ nữ trong việc chọn trưởng nhóm, vì phụ nữ người dân tộc thiểu số không chỉ có vai trò quan trọng trong sản xuất mà còn có vai trò quyết định trong tiêu dùng gia đình, việc chi tiêu hợp lý cũng góp phần nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững. Thông qua việc hình thành nhóm liên kết giữa các hộ có thể lồng ghép để hình thành các tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả và tính pháp lý của nhóm liên kết hộ gắn liền với góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện giải pháp này, cần thiết từng xã phải ban hành quy chế liên kết nhóm hộ cụ thể, phát huy vai trò của ban công tác mặt trận địa bàn dân cư trong công tác vận động cũng như xây dựng nhóm liên kết hộ tự nguyện lựa chọn trưởng nhóm. Nên chăng, ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, cơ quan thường trực hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất nghiên cứu, hướng dẫn các thôn, xã thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách xây dựng quy chế; nội dung cam kết và quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ để thực hiện kế hoạch, dự án sản xuất đã được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên trong nhóm; đồng thời trực tiếp triển khai một số mô hình liên kết nhóm hộ gắn với hình thành tổ hợp tác để rút kinh nghiệm nhân rộng.

Hy vọng với việc thực hiện giải pháp liên kết nhóm hộ có sự hướng dẫn bài bản, cụ thể của ngành chuyên môn, việc giúp hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững sẽ góp phần sớm thực hiện giảm nghèo 4% /năm như mục tiêu đã định của chương trình 135 giai đoạn III gắn với việc góp phần hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn.

Võ Văn Dự