Ban liên lạc các nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ 1

Nguyễn Văn Xuân
Trưởng ban
Lê Minh Tính
Phó Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban

----------

Nhiệm kỳ 2
(1998-2005)

Lê Minh Tính
Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban
Hoàng Ngọc Khanh
Phó Trưởng ban
Lê Văn Minh
Ủy viên
Nguyễn Hưu Thuấn
Ủy viên
Trần Quốc Thức
Ủy viên
Hoàng Phụng
Ủy viên

----------

Nhiệm kỳ 3

Hoàng Ngọc Khanh
Trưởng ban
Lê Văn Minh
Phó Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban
Nguyễn Văn Xuân
Ủy viên
Trần QUốc Thức
Ủy viên
Lê Đình Thà
Ủy viên
Lê Minh Tính
Ủy viên

Chính sách

Xã hội hóa trồng rừng phòng hộ

Xã hội hóa trồng rừng phòng hộ

Ngày cập nhật 06/12/2014 07:47
(TTH) - Rừng phòng hộ (PH) là rừng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tại, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Khác với rừng sản xuất (SX), rừng đặc dụng (ĐD) và PH thường được quản lý nghiêm ngặt, việc tổ chức khai thác gỗ và lâm sản thường được quy định rất chặt chẽ. Chính vì vậy, nhà nước thường tập trung nguồn lực ngân sách để đầu tư bảo vệ và gây trồng rừng (TR) PH, ĐD còn rừng SX được xã hội hóa, các thành phần kinh tế chủ động đầu tư để sản xuất và kinh doanh. Việc bảo vệ và phát triển rừng ĐD và PH phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực ngân sách. Thực tiễn, do nguồn lực hạn chế nên thường ưu tiên tập trung cho rừng ĐD, còn rừng PH thì tùy khả năng nguồn lực và điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị để xem xét đầu tư.

Rừng keo phòng hộ quá tuổi thành thục công nghệ

Theo quy chế quản lý rừng PH hiện hành, nếu rừng PH là rừng trồng bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư, chủ rừng tự quyết định việc khai thác, song   “chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phụ trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về PH và cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác thì chặt chọn cây trồng chính, độ tàn che của rừng sau khi khai thác phải lớn hơn 0,6”. Quy định này không tạo được động lực nên không khả thi, vì không ai bỏ tiền ra để chủ yếu lo việc PH, còn các khoản thu được thì không thể bù đắp nguồn lực đầu tư.”

Vậy, có xã hội hóa đầu tư vào rừng PH như ở rừng SX theo ý chí của những nhà quản lý lâm nghiệp vĩ mô được không? 

Hoàn toàn có thể. Vấn đề là phải tạo được động lực đủ sức thúc đẩy. Để hiện thực hóa, có thể quy định:

Đối với đất quy hoạch PH rất xung yếu, nhà nước cần tập trung nguồn lực đầu tư 100% và không nên có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Việc khai thác, tỉa thưa, tận dụng lâm sản chỉ là thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng PH. Cơ cấu cây trồng chính là các loài cây bản địa, có tuổi thọ trên 50 năm, có suất đầu tư cao và thực hiện thâm canh để chóng thành rừng.

Đối với đất quy hoạch PH xung yếu, thay vì Nhà nước dùng nguồn lực để đầu tư vào khâu lâm sinh, cần tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là đường lâm nghiệp vào khu đất PH, còn toàn bộ chi phí đầu tư lâm sinh để tạo rừng PH thì khuyến khích các chủ rừng, người TR tự bỏ vốn. Động lực để thúc đẩy người dân tự bỏ vốn là cho phép người TR được khai thác sản phẩm bảo đảm phải thu được vốn và có lãi, song tính năng PH của rừng vẫn được duy trì tốt.

Để thúc đẩy xã hội hóa nhanh, về phương thức khai thác nên áp dụng chặt dần hằng năm 20% diện tích theo băng hoặc theo đám, diện tích khai thác lớn nhất không quá 5 ha (tương tự quy định khai thác đối với rừng SX có mức độ xung yếu về PH như quy định hiện hành). Như vậy, một hộ dân được giao 5 ha đất TR PH, nếu trồng keo, mỗi năm khai thác 1 ha và cho thu nhập bình quân thường xuyên khoảng 50 triệu đồng/năm, đủ góp phần thu nhập để nuôi sống một gia đình, và 5 năm sau trở lại khai thác diện tích ban đầu. Bảo đảm trên đất luôn có 80% diện tích rừng trồng, với khoảng 60% diện tích khép tán (chỉ trồng sau 2 năm là khép tán). Về cơ cấu loài cây, có thể trồng các loài cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn (5 - 6 năm). Trong trường hợp trồng các loài cây có chu kỳ kinh doanh dài, để khuyến khích, Nhà nước nên hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cây trồng chính và khuyến khích hỗ trợ thêm phân bón, trồng những loài cây có thể cho thu hoạch nhựa, hoa, quả, mủ,… như thông nhựa, ươi,… để rừng vẫn duy trì tốt và người dân vẫn có được thu nhập hằng năm, đủ tạo được động lực để chăm sóc và bảo vệ rừng PH.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp &PTNT đang lấy ý kiến để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng PH mới. Rất mong ý tưởng này được ghi nhận và pháp quy hóa, góp phần tạo động lực để thực hiện được xã hội hóa TR PH.

Bài, ảnh: Vinh Dung