Ban liên lạc các nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ 1

Nguyễn Văn Xuân
Trưởng ban
Lê Minh Tính
Phó Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban

----------

Nhiệm kỳ 2
(1998-2005)

Lê Minh Tính
Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban
Hoàng Ngọc Khanh
Phó Trưởng ban
Lê Văn Minh
Ủy viên
Nguyễn Hưu Thuấn
Ủy viên
Trần Quốc Thức
Ủy viên
Hoàng Phụng
Ủy viên

----------

Nhiệm kỳ 3

Hoàng Ngọc Khanh
Trưởng ban
Lê Văn Minh
Phó Trưởng ban
Nguyễn Hữu Cừ
Phó Trưởng ban
Nguyễn Văn Xuân
Ủy viên
Trần QUốc Thức
Ủy viên
Lê Đình Thà
Ủy viên
Lê Minh Tính
Ủy viên

Kỷ niệm 35 năm ra trường

Vài mẫu chuyện dễ thương một thuở học trò

LGT: Khổng Trung rất bận bịu công việc. Tôi thuyết phục mãi, Trung mới bỏ chút thời gian viết "Vài mẫu chuyện dễ thương thuở học trò"

Vài mẫu chuyện  dễ thương một thuở học trò

 

Tôi chưa có ý tưởng gì thật đầy đủ về ngày gặp mặt thầy cô giáo và bạn bè sau 35 năm ngày ra trường, ngoài việc hết sức tán thành là phải gặp mặt nhau, sau 5 năm,  kể từ lần gặp 30 năm vừa rồi. Bởi vì cơ hội ít ỏi quá, nếu 5 năm lần sau chắc số lượng sẽ giảm nhiều lắm.

Võ Văn Dự bảo tôi nên viết vài điều gì về kỷ niệm thuở học trò cho Kỷ yếu 35 năm gặp mặt. Tôi thật băn khoăn, bởi  không có năng khiếu viết, lại nhớ chuyện cũ cũng không nhiều,  nhưng  Dự nói: viết gì mà chẳng được miễn là về bạn bè, về thầy cô giáo, về Nhà trường …là được; Tôi ngẫm nghĩ: thôi không sao, cứ viết.

          Lời đầu kính chào và chúc quý thầy cô giáo và bạn bè sức khỏe, hạnh phúc, chúc cho tình thầy trò, tình bạn keo sơn thắm thiết… Tưởng như còn đâu đó chuyện lên lớp, chuyện sách vở, chuyện trả bài,…thế mà đã 35 năm trôi qua thật nhanh chóng, nhìn lại nhiều mái tóc điểm bạc, khuôn mặt có thêm nhiều nếp nhăn. Chắc rằng, thật mừng vui cuộc hội tụ này có thật nhiều người, có thật nhiều gương mặt tươi tắn, hân hoan hơn lên, chúng ta cũng chia sẻ với những người không còn để về và cả người không có điều kiện về trong ngày hội này, hy vọng rằng các bạn sẽ hoan hỷ, như chúng ta từng cảm thông những điều đáng hờn dỗi, đáng trách móc nhau trước đây vậy.

          Huế, những ngày sau Festival thành công  và mọi người với gương mặt đầy hạnh phúc, thành phố đẹp hẳn lên… Viết về nhau tôi sẽ viết một vài mẫu chuyện về học trò, về nội trú như Dự gợi ý vậy.

 

 

1.   “Phải nói rằng khoa Lâm cái gì cũng giỏi”

 

Học cũng giỏi, đá bóng cũng tốt, văn nghệ cũng hay, lao động cũng cừ…và phá phách cũng thuộc nhóm đầu (lời cô Kinh, khi còn là Trưởng phòng Giáo vụ nói với chúng tôi lúc đứng ở hành lang trường).

Nhà trường giao việc gì cũng làm tốt làm nhanh, từ lớp học đến trại trường ở Hương Bằng những ngày mới “vỡ hoang”.  Làm gì cũng sôi nổi nhiệt tình…Cái thưở tuổi đời đôi mươi ấy hăng say biết nhường nào, đáng yêu biết nhường nào…Trong mỗi một chúng ta khi ra trường, đi xa đều mang theo một khung trời kỷ niệm, một khung trời riêng…cũng có những điều đáng khoe khoang và cũng có những điều dấu tận đáy lòng mình “chỉ mình mình biết” mà thôi.

Tuổi đời đã lớn, con cháu đã có, nhưng nói về chuyện xưa ít nhiều cũng còn xao động, tưởng như còn trẻ lắm…

 

 

 

 

2. Những ngày nội trú ấy

 

Đến giờ phải học, đến giờ phải ngủ, sáng dậy phải tập thể dục mặc cho trời rét hay ấm áp, ăn phải đúng bữa… nghĩ lại mà chán ngấy những ngày nội trú.

 

- Phải tìm cách thôi

 

Có những buổi tối, báo với trưởng phòng nội trú, hồi đó là anh Lê Mính Tính, lớp trưởng là lên giảng đường để học theo phong trào “ đôi bạn học tập”, nhưng  không đến giảng đường mà nhảy rào đi lang thang, đi uống cà phê… khi về, có lúc trước 9 giờ đêm còn cửa để mà vào, nếu sau 9 giờ, thì phải nhảy rào, bị bắt được ngày mai sẽ có thông tin trước trường, mọi chuyện đều không mong muốn gì.

          Rút kinh nghiệm, chúng tôi mở lối đi riêng, là lợi dụng chổ trũng nước chảy qua chân tường rào chúng tôi đào rộng thêm thành “đường hầm”, hàng ngày lấy cỏ khô tủ kín, tối lại tuần tự “lên đường đi học”, ban đầu thì một vài người, về sau thì người sử dụng đông lên, sự việc ngày qua ngày thật yên vui tự tại, rồi một hôm “Cờ đỏ” đón đường túm lại, sự vỡ lở này bởi có  một “chàng” giúp “nàng” vào nhà, khi đi đã lỡ giờ về.

Chúng tôi rút ra kinh nghiệm rằng là “chuyện gì có con gái xen vào là không còn bí mật nữa”…

 

 

3. Thoát “xác”

 

Tối nào sau 10 giờ, “Cờ đỏ” cũng thường đi kiểm tra số người có mặt, người  vắng mặt, thật phức tạp.  Để qua mắt đội “Cờ đỏ” chúng tôi thả màn xuống, lấy chăn trải dài làm như có người đang nằm ngủ nghiêm chỉnh, say sưa…còn chúng tôi, người thì ở ngoài đường đang la hét bên bàn bóng bàn, lang thang trên phố hay trong quán cà phê…và như thế rồi cũng đến ngày bị phát hiện và lại bị lập biên bản.

Rồi chúng tôi lại phải tìm cách thôi, luôn luôn tìm cách.

 

 

4.   Ngồi đồng

 

Khi chưa có nội trú, tôi thuê nhà ở ngoài, thường đi học qua đường Nhật Lệ, ở đây có quán bán chè, hàng ăn chay trong Chùa Tịnh Bình. Một hôm khi đi ngang Chùa, tôi nghe gọi, liền bước vào trong sân chùa. Các bạn liền gọi ngay cho tôi ly chè, và có 2 bạn rời bàn đi ra ngoài, còn một bạn ngồi nói chuyện với tôi. Khi ly chè được ăn vơi một ít, bạn còn lại bảo: tao đi ngoài một tý, tôi ngồi ăn;  khi ăn xong chờ mãi không có ai quay lại bàn, giờ học đã đến, trong túi thì không đủ tiền; tôi cố gắng chờ, biết đâu bọn chúng đang đi đâu đó rồi sẽ quay lại mà! Chờ một lúc, Dì bán chè nói: “thế là bọn chúng cắm cậu ngồi đồng thay rồi đó”. Tôi sực nhớ…thôi chết rồi,  liền nói với Dì bán chè, “Dì ơi, trong túi không đủ tiền để trả tất cả gần 10 ly chè này, thôi Dì cho cháu nợ đi, ngày mai cháu sẽ trả”. Dì không chịu, tôi đành ngồi vậy chớ biết làm sao… Mãi một lúc, tôi đành nói tiếp: “thôi Dì cho cháu “”thế” túi sách vở này lại đây, ngày mai cháu đến chuộc vậy”, Dì nói: sách vở Dì để làm chi, nhưng không còn cách nào khác rồi Dì cũng “ừ”; tôi vội vàng để túi sách vở “ ngồi đồng” lại; Vào trường, lớp đã vào học tự lúc nào; - “ Thưa thầy cho em vào lớp”,  - “ Sao em đi trễ vậy” - “ Thưa thầy em có công việc ở nhà quan trọng nên đi học trễ ạ”, hết 2 tiết học, ra nghỉ, bọn chúng cứ nhìn tôi cười, trong lòng tôi thì ấm ức muốn đấm cho bọn chúng vài chục “loi”.

 

 

5.   Bốc số “ chiêu đãi”

 

Chả có mấy khi mời nhau, và chẳng có ai mời nhiều lần, nhưng ở tập thể thì thường ngồi gạ nhau “ mời”, bằng cách mỗi đứa một nữa sân bóng chuyền, thi đấu ai thua thì trả vài điếu thuốc lá hay vài ly cà phê…Nếu không thì bốc thăm, ai trúng thì thực hiện giao kèo. Một hôm, có 7 “thằng” ngồi nói cười có vẻ thích thú lắm. Tôi vừa ghé vào ngồi xuống thì mọi người bàn chuyện “bốc” thăm, ai cũng đồng ý, nghĩa là tôi cũng đồng ý. Chúng tôi  giao cho một chàng làm thăm, bằng cách viết vào các tờ giấy nhỏ, nội dung “ có”, “ không”, trong đó chỉ có một thăm là “có” còn lại các thăm khác đều có chữ “ không”, trong lòng tôi nghĩ: độ an toàn cao, xui chi mà 7 cái “ không” mà mình bốc trúng cái “ có”; Sau khi bốc ai cũng bảo “ không” và yêu cầu tôi mở “xăm” và đúng là  “có”, tôi phải thực hiện cam kết, xong xuôi bạn tôi ghé vào tai tôi nói: Mày thật xui, ai cũng bốc trúng chữ “ có” hết nhưng mày không kiểm tra mà vội chấp nhận “ mời”, tôi sững người vì bị cú lừa ngoạn mục.

                                  ***

Có bao nhiêu câu chuyện mà đến giờ nghĩ lại vừa cười vừa tức, vừa giận vừa vui; Thế đó, còn nhớ không bạn ơi! Còn nhiều chuyện nữa, thôi bạn Dự bảo tôi “viết 2 trang”, nhưng xem ra cũng dài dài rồi.

Tình bạn, Tình Thầy trò, tình cảm Nhà Trường, tình…chắc ai cũng đong đầy trong lòng khi nghĩ về “Bạn cũ -Trường xưa”. Một lần nữa, chúng ta mừng cho ngày hội ngộ.

Có những bạn từ rất lâu, lâu lắm không gặp chắc “tóc đã bạc, gối sắp chùng”, nếu bạn không về thì thật đáng tiếc, vì hẹn lần thứ 40 năm, chắc có nhiều thay đổi, mong bạn hãy về với Huế, với Trường cũ, với bạn xưa…để nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ, một thời nhiều hăm hở, nhiều hy vọng…

Chúc sức khỏe, chúc hạnh phúc đến tất cả mọi người trong từng gia đình của quí thầy cô giáo và với các bạn. Thân ái.

 

KHỔNG TRUNG- QUẢNG TRỊ

Thánh 4 năm 2014

    0913485114.  [email protected]